Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với vật nuôi và con người. Nếu không may thú cưng của bạn mắc phải căn bệnh này, thì cơ hội sống sót dường như bằng không. Vì đây là căn bệnh không thể nào chữa được. Vậy để biết chó mèo bị bệnh dại sống được bao lâu? Hãy cũng YOLO Pet Shop tham khảo thêm những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
- Mèo đen nhảy qua người chết tạo ra hiện tượng quỷ nhập tràng? – Giải thích theo dân gian & khoa học!
- Làm gì khi chó mèo chết? Những việc NÊN✔️ và KHÔNG NÊN❌ làm
I. Bệnh dại chó mèo là bệnh gì?
1. Bệnh dại (Rabies)
Bệnh dại hay còn được gọi là bệnh Rabies, nguyên nhân gây bệnh chính là do bị nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương. Bệnh có thể lây truyền từ động vật sang động vật, từ động vật lây sang cho con người, do bị nhiễm nước bọt có chứa virus dại.
Thông thường, bệnh dại là do vết cắn, vết liếm từ động vật mắc bệnh dại. Ngoài ra, bệnh dại có thể bị lây nhiễm thông qua đường tiếp xúc. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Vậy nên đây là một căn bệnh rất nguy hiểm ở động vật, trong đó có loài mèo và chó.
Khi virus dại xâm nhập vào cơ thể của chó hoặc mèo, chúng sẽ bắt đầu tái tạo từ trong các tế bào của cơ, cho đến các sợi dây thần kinh như dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh giác quan. Và cuối cùng virus sẽ xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương. Loại virus này có thể phát triền tiềm ẩn bên trong cơ thể vật nuôi khoảng một tháng. Nhưng khi biểu hiện bên ngoài bắt đầu lộ diện, thì chúng sẽ phát triển nhanh và tấn công toàn bộ các cơ quan bên trong cơ thể của vật nuôi.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh Rabies
Nguyên nhân để hình thành nên bệnh Rabies đó chính là do một loại virus RNA đơn của chi Lyssavirus, thuộc họ Rhabdoviridae. Loại virus này có thể lây truyền qua đường máu, nước bọt của động vật đã bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, còn một số trường hợp lây bệnh hy hữu như hít phải các khí thoát ra từ xác động vật bị nhiễm bệnh.
3. Các triệu chứng của bệnh dại
Các biểu hiện của chó bị dại hay của mèo đều sẽ có những đặc điểm tương tự nhau. Chúng tồn tại ở hai dạng là thể điên cuồng và thể tiềm ẩn. Trong những giai đoạn đầu bị nhiễm bệnh, chó mèo sẽ có những biểu hiện bất thường của hệ thần kinh trung ương. Một số vật nuôi có thể có trải qua gia đoạn điên cuồng, một số lại trải qua giai đoạn rối loạn, và đôi khi chúng sẽ kết hợp cả hai thể này.
- Thể điên cuồng: Chó và mèo sẽ có những hành vi cực đoan, có những hành động hung hăng và luôn tấn công sinh vật đối diện.
- Thể tiềm ẩn: Ở thể này, chó và mèo rất yếu và mất đi sự phối hợp. Thể tiềm ẩn hay còn được gọi là bệnh dại câm, chúng chỉ ngấm ngầm ở bên trong, ít thể hiện ra bên ngoài như thể điên cuồng.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết bệnh dại thông qua những biểu hiện cụ thể như:
- Động kinh
- Tê liệt
- Bị sốt
- Hàm tê liệt
- Trở nên nhút nhát hoặc hung hăng
- Bị kích động
- Thanh quản bị tê liệt
- Thay đổi hành vi liên tục, không được kiểm soát
- Dải nướng miếng và nước bọt nhiều
4. Xét nghiệm bệnh dại ở chó mèo
Nếu như chó mèo của bạn có những biểu hiện nghi ngờ của căn bệnh này, hãy nhanh chóng đưa thú cưng đến bác sỹ thú y để được thăm khám và điều trị. Hiện nay, chưa có xét nghiệm chính xác bệnh dại ở động vật đang sống, chỉ khi con vật đã chết, thì việc xét nghiệm mới được thực hiện một cách chính xác.
Vậy nên, cách duy nhất để phát hiện ra bệnh đó là nhốt thú cưng lại và quan sát theo dõi hành động của chúng. Bác sỹ sẽ cách ly thú cưng trong lồng khóa 10 ngày, vừa giúp tách biệt với sinh vật bên ngoài, vừa có thể theo dõi tình trạng bệnh của thú cưng một cách chính xác nhất. Để phân biệt bệnh dại với bệnh khác, các bác sỹ còn phân tích máu để xác nhận sự hiện diện của virus. Hiện nay, có hai cách xét nghiệm máu được thực hiện đó là:
- Xét nghiệm máu ELISA: Là phương pháp xét nghiệm bệnh đơn giản, tuy nhiên không được sử dụng nhiều vì tính chính xác không cao.
- Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: Là thử nghiệm chính xác nhất để xác định được bệnh. Tuy nhiên cần phải có mô não, cách này chỉ được thực hiện sau khi động vật đã chết.
Sau khi phát hiện chó mèo của bạn đã nhiễm virus Rabies, thì liệu chúng sẽ sống được trong thời gian bao lâu?
II. Chó mèo bị bệnh dại sống được bao lâu?
1. Thời gian ủ bệnh
Đối với những vật nuôi chưa được tiêm phòng, thì virus có cơ hội được lây lan và phát triển mạnh hơn. Chúng sẽ tồn tại bên trong cơ thể vật nuôi trong một khoảng thời gian dài. Ban đầu virus sẽ tấn công các mô cơ, tiếp đến sẽ lây lan sang qua các dây thần kinh và hệ trung ương. Thời gian để virus ủ bệnh và xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương có thể giao động từ 1 tuần đến 2 tháng.
Ngoài ra, thời gian ủ bệnh có thể thay đổi tùy theo từng chủng virus dại khác nhau. Đối với chó, thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 10 ngày trước khi vật nuôi phát bệnh. Sau khoảng thời gian này, chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều hành vi khác nhau ở vật nuôi.
2. Thời gian phát bệnh
Như vậy, tùy theo những chủng loại virus khác nhau mà chúng sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau. Sau khi ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh dại sẽ bắt đầu tái phát, làm cho chó mèo có những biểu hiện khác thường. Đối với những vật nuôi phát bệnh ở thể điên cuồng, chúng sẽ có các biểu hiện lạ từ 7 ngày cho đến 10 ngày. Tuy nhiên, với những vật nuôi phát bệnh ở thể tiềm ẩn, chúng chỉ thể hiện từ 2 đến 3 ngày và sau đó sẽ chết.
3. Chó mèo bị dại bao lâu thì chết?
Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải chia thành nhiều trường hợp như sau:
- Nếu chó phát bệnh dại ở thể điên cuồng: Chó sẽ có thời gian ủ bệnh nhanh hơn, vậy nên khi bị virus bệnh dại xâm nhập vào cơ thể, thì chó chỉ sống được khoảng 20 ngày.
- Nếu chó phát bệnh dại ở thể tiềm ẩn: Khi phát bệnh ở thể tiềm ẩn, thời gian sống rút ngắn hơn rất nhiều. Cả thời gian ủ bệnh và phát bệnh thì chó sống được khoảng 13 ngày.
- Nếu thú cưng là mèo: Mèo và những loài động vật khác có thời gian ủ bệnh giao động từ 1 tuần đến 2 tháng. Vậy nên thời gian sống của mèo sau khi bị bệnh sẽ tùy thuộc nhiều vào sức đề kháng hay chủng loại virus xâm nhập. Nếu kể cả thời gian ủ và phát bệnh, thì mèo có thể sống từ 20 ngày cho đến gần 3 tháng.
III. Làm gì khi chó mèo bị chết do bệnh dại
Bệnh dại rất nguy hiểm và chúng có thể lây bệnh cho con người mặc dù khi đã chết. Vậy nên, khi chó mèo chết do bệnh dại, chúng ta cần xử lý một cách cẩn thận và an toàn nhất. Tốt hơn hết, việc xử lý xác chết nên để nhân viên y tế thực hiện. Nếu vật nuôi bị chết tại nhà, chúng ta cần phải trang bị khẩu trang và găng tay khi muốn tiếp xúc với xác chết.
Đeo khẩu trang, găng tay sau đó cho xác chó mèo vào túi nilon. Buộc kín túi nilon, cho xác vào một chiếc hộp. Có rất nhiều cách để xử lý xác chó mèo sau khi chết, tuy nhiên vì bệnh dại có thể lây bệnh trong quá trình phân hủy xác, nên chúng ta không nên chôn cất chúng. Rất nguy hiểm cho những vật nuôi khác khi chúng đào bới lên được.
Cách tốt nhất để xác chó mèo bị bệnh dại được phân hủy nhanh chóng và an toàn, chúng ta nên hóa táng chúng. Hỏa táng thú cưng sau khi chết là một lựa chọn phù hợp, đặc biệt đối với thú cưng chết do bệnh dại. Đây là cách làm tối ưu để bảo vệ môi trường, con người và những vật nuôi xung quanh. Dịch vụ hỏa táng thú cưng sẽ giúp các bạn thực hiện công việc này một cách tiện lợi, vì tại đây có thể đáp ứng mọi nhu cầu, nhằm giúp đưa thú cưng về nơi an nghỉ cuối cùng một cách thanh thản, nhẹ nhàng nhất.
Xem thêm:
- Tuổi thọ trung bình các giống chó hiện nay – cách tính & kéo dài tuổi thọ cho chó!
- Cách khử mùi hôi chó mèo, vật nuôi trong nhà 100% hiệu quả
- Mèo bị tiêu chảy😿 – Nguyên nhân & cách chữa trị khi mèo bị tiêu chảy hiệu quả!
Chó mèo mặc dù đã được tiêm phòng bệnh dại, nhưng việc lây lan và truyền nhiễm virus là hoàn toàn có thể. Vậy nên, chúng ta cần theo dõi tình trạng bệnh cẩn thận hơn, để phòng ngừa bệnh dại lây sang cho con người. Thời gian ủ bệnh dại khá dài, vì vậy bất cứ khi nào cũng cần phải đề phòng để vật nuôi không làm hại cho những loài sinh vật khác.
Có thể bạn quan tâm: