Bệnh viêm phúc mạc ở mèo – FIP (Feline Infectious Peritonitis) – Nguyên nhân & các hướng điều trị!

Ngoài những căn bệnh nguy hiểm ở mèo như bệnh dại, bệnh tiêu chảy, bệnh giảm bạch cầu, bệnh suy thận, bệnh tiểu đường… thì bệnh viêm phúc mạc hay bệnh FIP (Feline Infectious Peritonitis) ở mèo cũng là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy FIP là gì? Cùng YOLO Pet Shop tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu mà có căn bệnh này, cũng như các hướng điều trị bệnh FIP sẽ ra sao nhé.

benh viem phuc mac fip o meo 14

1. FIP là gì?

a. FIP (Feline Infectious Peritonitis) – Bệnh viêm phúc mạc ở mèo

FIP là từ viết tắt của Feline Infectious Peritonitis, là bệnh viêm phúc mạc ở mèo, hay còn được gọi là bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm. Khi mắc phải căn bệnh này, mèo sẽ tử vong sau một thời gian phát bệnh. Dù mèo con hay mèo trưởng thành đều có thể bị bệnh này, tuy nhiên đối với mèo con tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn.

FIP (Feline Infectious Peritonitis)

Bệnh do một loại virus có tên là Corona gây nên, virus Corona bao gồm có hai loại:

  • Virus Corona đường ruột: Loại virus này tồn tại ở bên trong ruột, chúng làm mèo bị tiêu chảy. Virus Corano đường ruột chủ yếu xuất hiện ở mèo con, đặc biệt khi mèo con sống chung với nhau, loại virus này càng dễ lây nhiễm.
  • Virus Corana FIP: Đây là loại virus đột biến của virus đường ruột, sau khi đột biến, chủng virus này làm mèo tử vong.

b. Nguyên nhân gây bệnh viêm phúc mạc ở mèo

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phúc mạc ở mèo là do virus Corona đường ruột đột biến, tạo nên chủng virus FIP. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây bệnh chính như sau:

  • Trong cơ thể chứa virus Corona: Bất kỳ một chú mèo nào tồn tại loại virus này đều có thể mắc bệnh FIP. Đặc biệt đối với những thú cưng có sức đề kháng yếu, thì khả năng phát bệnh càng lớn hơn.
  • Mèo bị nhiễm virus FeLV: Feline leukemia virus hay FeLV là virus gây bệnh bạch cầu ở mèo, những chú mèo đã bị nhiễm loại virus FeLV, thì khả năng chuyển hóa thành virus FIP là rất cao.
  • Mèo bị stress: Mèo khi trải qua nhiều biến cố khác nhau như chuyển chủ nuôi, di chuyển quảng đường xa hay bị triệt sản dễ xảy ra tình trạng bị stress. Và khi tâm lý mèo chuyển đổi, thú cưng cũng sẽ bị bệnh FIP.
  • Mèo sống chung với nhau: Virus FIP rất dễ lây lan, vậy nếu như khi mèo sống chung với nhau trong một khoảng diện tích nhỏ hẹp, những thú cưng khỏe mạnh sớm muộn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Mèo dưới 2 tuổi: Đây là thời gian mà sức đề kháng của mèo chưa hoàn thiện, nên việc mắc phải căn bệnh này là không thể tránh khỏi.
  • Phân mèo là nguồn lây lan bệnh: Việc vệ sinh phân mèo không thường xuyên cũng dễ làm cho những thú cưng khác bị nhiễm bệnh. Khi một chú mèo bị bệnh, trong phân của chúng sẽ tồn tại virus FIP, những thú cưng khác không may tiếp xúc sẽ bị lây bệnh.

virus Corana FIP

2. Triệu chứng bệnh FIP – viêm phúc mạc ở mèo

Mèo bị bệnh FIP có nhiều triệu chứng rất dễ nhận biết, và thông thường khi bị bệnh, mèo sẽ ở hai thể là khô và ướt.

a. Mèo ở thể ướt

Khi mèo ở thể ướt hay còn được gọi FIP tụ dịch, chúng sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Do dịch tích tụ nên bụng mèo sẽ phình to
  • Mèo thường xuyên bị sốt nhẹ khoảng 39.5 độ C
  • Mèo thở gấp, khó thở
  • Da mèo trở nên nhợt nhạt, hoặc có thể bị vàng da
  • Mèo nhanh sụt cân, làm biếng ăn uống và hay bỏ bữa
  • Da nổi sần ở trên cổ, hai chân và hai bên ngực, nốt sần có đường kính khoảng 2cm.

benh viem phuc mac o meo

b. Mèo ở thể khô

Mèo bị bệnh ở thể khô chủ yếu nguyên nhân gây bệnh là thú cưng bị stress, khi mèo mắc bệnh ở thể khô hay FIP không tụ dịch, chúng thường có những triệu chứng như:

  • Mèo bị chán ăn, bỏ bữa nên dễ bị sụt cân
  • Cơ thể gầy và thay đổi nhiều về ngoại hình
  • Bị vàng da nếu gan bị ảnh hưởng
  • Hạch bạch huyết màng treo ruột bị sưng lên nếu chúng ta sờ nắn ở bụng của mèo.
  • Một số chú mèo còn bị bệnh tiêu chảy kéo theo
  • Nếu thận bị tổn thương, mèo sẽ khát nước và đi tiểu nhiều hơn
  • Bị sốt nhẹ
  • Bị viêm nội nhãn (mắt), viêm mống mắt, mống mắt của mèo thường trở thành màu nâu.
  • 25-33% có các vấn đề về thần kinh. Một số chú mèo sẽ không thể kiểm soát hành động, bị mất kiếm soát cơ, nên bị rung nhãn cầu và bị co giật.

3. Chuẩn đoán bệnh FIP ở mèo

Chuẩn đoán bệnh viêm phúc mạc ở mèo ban đầu sẽ nhìn vào những biểu hiện ở bên ngoài, và để có kết quả chính xác hơn, các bác sỹ thú y có thể thực hiện thêm các phương pháp chuẩn đoán sau:

a. Sử dụng phương pháp Rivalta test

Đây là phương pháp cho kết quả có tính chính xác rất cao. Để thực hiện phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng 1 giọt acetic acid 98% cho vào 5ml nước cất. Trộn đều để dung dịch được hòa tan. Dùng pipet hút dịch chọc dò và nhỏ vài giọt vào dung dịch vừa pha để quan sát.

  • Nếu thấy hiện tượng tủa khói trắng khi giọt dịch rơi xuống đáy cốc thì phản ứng Rivalta(+), tức là dịch đó là dịch tiết và kết quả định lượng protein thường trên 30g/L. Trường hợp này thú cưng sẽ dương tính với FIP.
  • Và ngược lại nếu không xuất hiện phản ứng trên thì đó là phản ứng Rivalta (-), kết quả định lượng protein thường dưới 30g/L. Trường hợp này thú cưng âm tính với FIP. Tuy nhiên, đôi khi kết quả này lại dương tính với những căn bệnh khác như xơ gan hay hư thận.

b. Kiểm tra kháng thể virus FIP

Kiểm tra kháng thể FCoV để nhận biết sự hiện diện của kháng thể không bị nhiễm loại virus này. Cách làm này có thể thực hiện trong giai đoạn sơ sinh để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho thú cưng. Có 2 bộ dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra kháng thể là FCoV Immunocomb và rapid immunomigration test. Tuy nhiên, việc test FIP ở mèo bằng máu qua que thử cũng chưa chắc cho ra kết quả chính xác. Kết quả chỉ rằng dương tính có thể xuất hiện trong trường hợp mèo đã từng tiếp xúc với coronavirus trước đó, nhưng đôi khi lại âm tính với FIP.

4. Các hướng điều trị bệnh FIP ở mèo

Hiện nay, hầu như mèo mắc phải căn bệnh này đều có tỷ lệ tử vong rất cao. Cứ 100 chú mèo bị bệnh, thì chỉ có một con là may mắn được cứu sống, vì hiện tại chưa có liệu trình thích hợp để chữa trị. Sự can thiệp của thuốc chỉ giúp mèo kéo dài được thời gian sống, giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh thêm của virus, chứ không thể nào khiến cho virus biến mất đi.

Những chú mèo may mắn được cứu sống, là cơ thể có sức đề kháng tốt. Và nhờ sự hỗ trợ của thuốc mới có thể vượt qua được khoảng thời gian nguy hiểm. Còn đối với những thú cưng khi được chuẩn đoán là mắc bệnh FIP, các bác sỹ sẽ cho sử dụng kháng sinh, kháng viêm dòng Corticosteroid. Ngoài ra, thú cưng sẽ được hút dịch, nhằm thoát chất lỏng đã tích lũy ở bên trong cơ thể.

Cần lưu ý rằng, những chú mèo đã khỏi bệnh có thể bị tái nhiễm trong vòng 1 tuần. Vậy nên, chúng ta cần quan sát và sử dụng test để kiểm tra. Một số con mèo khác thì vẫn luôn tồn tại virus này trong cơ thể, vì vậy phải sử dụng thuốc kháng sinh, và kháng viêm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Hiện nay, các nhà khoa học đang thử nghiệm các loại thuôc mới, và hy vọng sẽ tìm ra được một loại thuốc và liệu trình thích hợp để điều trị dứt điêm bệnh FIP ở mèo.

5. Cách phòng tránh bệnh FIP

FIP là một căn bệnh nguy hiểm đối với loài mèo, vì chưa thể tìm ra được cách chữa trị triệt để, nên chúng ta cần đưa ra cách phòng tránh bệnh hiệu quả và an toàn nhất:

  • Cho mèo được tiêm vắc xin khi 4 tháng tuổi.
  • Không nên cho mèo sống chung trong một chuồng, vì phân mèo là nguồn lây bệnh chủ yếu.
  • Thường xuyên rửa sạch khay thức ăn của mèo.
  • Lau dọn và vệ sinh nơi ở của mèo thật sạch sẽ, đặc biệt là thức ăn thừa, phân, nước tiểu.
  • Làm sạch không gian bằng cách sử dụng các dung dịch diệt khuẩn.
  • Không nên sử dụng chung khay thức ăn.
  • Mua đúng loại cát để phân mèo dễ được làm sạch.
  • Luôn tạo cảm giác thoải mái cho mèo, thường xuyên chơi đùa và dẫn thú cưng đi dạo để hạn chế tình trạng stress ở thú cưng.
  • Không nên để mèo tiếp xúc với những chú mèo hoang, vì chúng có thể dễ lây bệnh cho nhau.
  • Khi một chú mèo bị bệnh, nhanh chóng đưa thú cưng đi cách ly, tách biệt hoàn toàn với các loại vật nuôi khác.

tiem vac xin phong benh fip o meo

Xem thêm: 

Bệnh FIP hay bệnh viêm phúc mạc là một căn bệnh nguy hiểm ở mèo. Mặc dù đã tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, nhưng liệu trình hay thuốc đặc trị chúng vẫn thực sự chưa có. Vậy nên, để hạn chế thú cưng không bị nhiễm loại virus này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên một cách hiệu quả và triệt để.

Có thể bạn quan tâm:

2 những suy nghĩ trên “Bệnh viêm phúc mạc ở mèo – FIP (Feline Infectious Peritonitis) – Nguyên nhân & các hướng điều trị!

  1. Avatar of Hoa Lion
    Hoa Lion nói:

    Mình xin chia sẻ 1 chút kinh nghiệm về chữa trị Fip cho mèo của mình. Tháng 1 năm nay Yumi nhà mình cũng đã từng bị Fip, thể ướt. Lúc đó Yumi 5 tháng tuổi. Vì cứ ngỡ là Yumi béo thôi do ăn nhiều, ham chơi nhưng bụng thì to bất thường nên khi bụng Yumi bự quá ko nhảy đc lên giường nữa mình mới tá hoả bế đi kiểm tra, lúc đó cũng cỡ gần tháng phát bệnh rồi. Sau khi phát hiện bệnh thì may mắn là gia đình mình đã ko chọn cách rút dịch ở bụng ra. Làm vậy là chỉ kéo dài sự sống thêm mấy ngày thôi, và dịch sẽ tích lại rất nhanh. Gđ mình ko cam tâm để Yumi ra đi như vậy.
    Về nhà tìm hiểu và hỏi tư vấn của 1 vài bệnh viện thú y lớn nhỏ, bác sĩ chỉ cho thuốc tiêm và phương án điều trị nội trú. Cực kì đắt đỏ. Nhà mình chọn cách tự mua thuốc về tiêm, mỗi ngày 1 mũi, ròng rã 45 ngày. Dịch trong bụng Yumi tiêu dần, sau đó xẹp hẳn. Đáng khen vì Yumi chưa từng bỏ ăn, con bé rất cố gắng dù mệt cỡ nào. Giờ là cuối năm rồi, má bánh bao, bụng thì do hồi đó phình to căng quá nên da trùng như đẻ rồi vậy. Vẫn vui tươi hoạt bát và ham ăn.
    Chúc các bạn nhỏ bị mắc căn bệnh quái ác này cũng sẽ kiên cường và gặp may mắn nha ❤️

  2. Avatar of Ngọc Min
    Ngọc Min nói:

    Mình chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo bị fip ướt
    – mình đã mất 4 bé !! — > Nhiều lần nuôi chứ k phải 1 lần bị
    – nên mình rút kết được vài kinh nghiệm phát hiện sớm mong giúp đc các bạn
    ( Fip ủ bệnh từ 1 – 3 tháng )
    + Giai đoạn 1 : khi nhận bé về nhà mới có dấu hiệu viêm hô hấp , trầm cảm thì có đứa bị có đứa không nha , ăn nhiều lúc nào cũng thấy đói , bụng hơi to ( sốt nóng, thân nhiệt tăng , liên tục 15 – 30 ngày ) bình thường mèo sốt là sẽ bỏ ăn đằng này tụi nó vẫn chơi nghịch, ăn nhiều là đằng khác ) ăn nhiều mà vẫn k mập có con gầy trơ xương , có con vẫn tăng kí mà tăng ít
    + Giai đoạn 2 : lúc này là cỡ sau 1 tháng mình nuôi ,thấy nó ăn ít lại , kén ăn hơn , vẫn khỏe mạnh chơi đùa bình thường , thân nhiệt lúc tăng, lúc không , lỗ tai với miệng nhợt nhạt , lúc ăn có con miệng rêu rít rít là thiếu canxi tiêu chảy thì con có con k , cũng k nói lên duoc dieu j , mà bình thường nó ăn rất nhiều còn xin ăn thêm, tư dưng ăn ít lại làm mình bất an , giai đoạn 1 với 2 là mình thấy bụng nó hơi to r mà lúc này có siêu âm thì cũng k có dịch đâu , xét nghiệm cũng k ra .
    + Giai đoạn 3 : cỡ sau 1 tháng tới 2 tháng rưỡi ủ bệnh là nó phát ra , sốt hàng ngày từ 39 – 41 độ lừ đừ , khó thở , nghẹt mũi bỏ ăn hoặc ăn rất ít , ngủ nhiều , đi khám siêu âm có dịch bụng thì 90% mèo đã bị fip , lúc này phòng khám sẽ yêu cầu xét nghiệm … /// tốn mớ tiền ạ , rồi pk sẽ có 2 giải pháp
    – 1 là tiêm thuốc bổ ,tiêu dịch , rút dịch bụng truyền nước … kéo dài sự sống ,cầm cự cỡ 10 ngày tới hơn 1 tháng là mất .
    – 2 là dùng thuốc điều trị fip 2 triệu máy 1 lọ , 1 lọ dùng dc 2,3 lần tùy cân nặng , dùng 85 ngày con nào khỏe là ( hết fip ) , và họ cũng sẽ khuyên bạn nếu k có điều kiện thì dùng 2,3 lọ nhiều con cũng tự khõi , cái này xui thì nhiều, mà hên thì ít lắm ,vì trong người nó vẫn còn virus nó khõi dc 1 tháng hay 1 năm j đó, r nó cũng ủ bệnh rồi tái lại như giai đoạn đầu rồi sau đó cũng chết ,
    – nên theo mình thấy bạn nào có điều kiện thì ráng điều trị hết 85 ngày cho hết liệu trình của nhà sx vì ng ta đã nghiên cứu ra , còn không thì cho nó đi nhanh đỡ đau đớn , bệnh này là viêm màng bụng ,giống bụng bị lỡ loét chảy dịch rất khó chịu trong người 😥
    – Máy bé nhà mình đã thử 2 cách , và mình đã áp dụng cho bé mới mất của mình, để nó sống thoải mái nhất cuối đời , k nhốt , k tiêm chít , nó ăn dc thì ăn k ăn dc thì thôi , cuối đời nó quấn quýt mình lắm , tầm 9 ngày từ lúc phát bệnh là bé mất và ngày cuối cùng vẫn đi khắp nhà tìm chủ bình thường , mình thấy nó thoải mái vui vẻ hơn máy bé kia , máy bé kia k đi lại đc nằm 1 chỗ rên rỉ, ngày nào cũng tiêm 4,5 mũi đã đau do bệnh còn đau do tiêm , và làm giàu cho thiên hạ .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *