Nếu bạn đang tìm hiểu để sở hữu một chú Sóc Bay Úc (Sugar Glider), thì thật tuyệt, các bé sẽ là trải nghiệm nuôi thú cưng thú vị mà bạn có thể chưa nghĩ đến. Nhưng trước tiên, bạn hãy cùng YOLO tìm hiểu thêm về cách nuôi dưỡng, kỹ thuật chăm sóc các bé Sóc Bay Úc theo kinh nghiệm thực tế, đúc kết của shop nhé!
Làm sao để chăm bé đúng cách, các bé thích ăn gì, chế độ ăn uống, lồng chuồng như thế nào sẽ tốt?… Tất cả sẽ có ở bài viết sau, và luôn được cập nhật kiến thức mới nhất!
- Cung cấp giá sỉ, số lượng Sóc Bay Úc chỉ từ 1.100.000đ/con
- Sóc Bay Úc có cắn không? Kỹ thuật huấn luyện Sóc Bay Úc lành tính
- Cách chữa trị bệnh tiêu chảy ở Sóc Bay Úc (Sugar Glider)
I. Sóc Bay Úc là gì? Tìm hiểu sơ lược về Sugar Glider!
1. Phân loại, nguồn gốc của Sóc Bay Úc
- Tên tiếng Anh: Sugar Glider
- Tên khoa học: Petaurus breviceps
- Sóc Bay Úc có nguồn gốc từ Úc, New Guinea và một số hòn đảo của Indonesia. Ngày nay Sóc Bay Úc được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Sóc Bay Úc có nhận dạng đặc biệt vì ngoại hình dễ thương, có phần cánh dưới tay. Sóc Bay Úc trưởng thành có chiều dài từ 18 – 30cm, bao gồm phần đuôi của sóc. Cân nặng từ 90 – 160 gram.
Sóc Bay Úc nuôi dưỡng trong môi trường lý tưởng có thể sống tới 15 – 18 năm! (Một con số đáng nể phải không ạ!)
2. Những loại Sóc Bay Úc có tại Việt Nam
Phong trào nuôi Sóc Bay Úc tại Việt Nam bắt đầu vào khoảng năm 2010, khi các thương gia nhập các loại Sóc Bay Úc từ Thái Lan, Trung Quốc về để bán thương mại. Mới đầu chỉ có Sóc Bay Úc màu nguyên bản (Classic Sugar Glider), sau này giới chơi sóc tìm hiểu, lai tạo & nhập khẩu thêm nhiều loại có màu sắc đặc biệt hơn.
Nhìn chung, ở Việt Nam hiện phổ biến 4 màu Sóc Bay Úc sau:
- Sóc Bay Úc màu thường – Classic Sugar Glider
- Sóc Bay Úc mặt trắng – White Face Sugar Glider
- Sóc Bay Úc màu kem – Creamino Sugar Glider
- Sóc Bay Úc bạch tạng – Albino Sugar Glider
Tìm hiểu thêm về tổng quan Sóc Bay Úc tại đây.
II. Hướng dẫn cách nuôi Sóc Bay Úc (Sugar Glider) từ A đến Z [✔UPDATE 2020]
1. Chuẩn bị vật dụng trước khi nuôi sóc
Để nuôi Sóc Bay Úc, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng đơn giản như sau, để tạo không gian – môi trường sống cho các bé:
- Lồng, chuồng sóc. Có thể sử dụng lồng hamster, chim nếu chưa có. Ưu tiên các loại lồng có chiều cao.
- Bình nước bi, cho sóc bay uống nước.
- Gáo dừa đựng đồ ăn, hoặc khay nhựa treo đựng đồ ăn.
- Các loại túi vải đựng sóc khi di chuyển (tùy chọn).
- Nếu mới nuôi, bạn chỉ nên chuẩn bị trái táo đỏ cho sóc ăn.
2. Mua Sóc Bay Úc con đẹp, giống chuẩn ở đâu?
YOLO Pet Shop là shop mua bán Sóc Bay Úc (Sugar Glider) uy tín từ 2012, bên cạnh đó, shop còn bán các loại thức ăn & phụ kiện cho Sóc Bay Úc đầy đủ nhất.
- Cửa hàng: 124 Phan Đình Phùng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TpHCM
- Văn phòng: Tòa nhà Golden Mansion – 119 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TpHCM
- Hotline/Zalo: 0987.777.857
- Email: hello@yolo.vn
- Website: https://yolo.vn
- Fanpage: yolopetshop
3. Kỹ thuật chăm sóc con mới mở mắt
Nếu có sóc mẹ chăm con, thì các bạn chỉ cần cho sóc mẹ ăn chế độ dinh dưỡng như bình thường, có bổ sung thêm các loại thức ăn khác nếu cần.
Nếu sóc con được tách mẹ khi mới mở mắt, thì việc chăm sóc cần kỹ lưỡng hơn rất nhiều.
Cần cho các bé uống sữa, giữ ấm & quan sát các biểu hiện của bé, vì trong thời gian này các bé rất yếu, chỉ một thay đổi nhỏ cũng dẫn đến việc bé bị bệnh.
YOLO khuyên nếu chưa từng nuôi Sóc Bay Úc trước đó, bạn không nên mua các bé sóc con mới mở mắt, rủi ro các bé chết rất lớn.
4. Nuôi sóc bay trưởng thành khỏe mạnh, nhanh lớn
Đối với Sóc Bay Úc trưởng thành, các bé đã có sức khỏe rất tốt, rất dạn người và khó bị bệnh hơn.
Khi sóc lớn, bạn có thể cho các bé ăn táo, kèm thêm các loại trái cây như ổi, chuối,..
Hoặc một số loại thức ăn đóng hộp, thức ăn tươi như Gián Dubia, giúp các bé đổi vị, nhanh lớn!
5. Kỹ thuật nuôi Sóc Bay Úc (Sugar Glider) trong thời gian sinh sản
[ĐANG CẬP NHẬT]6. Cách huấn luyện Sóc Bay Úc
Các bạn có thể xem thêm các video hướng dẫn huấn luyện Sóc Bay Úc quấn chủ, huấn luyện các bé tập bay nhảy trên Youtube.
Dưới đây là một đoạn video dạy các bé tập nhảy đơn giản.
III. Một số lời khuyên & chữa bệnh khi nuôi Sóc Bay Úc
1. Một số điều cần biết khi nuôi Sóc Bay Úc từ YOLO
- Sóc Bay Úc con đực sẽ bị hói trán khi lớn, phần trán này giúp tạo mùi thu hút con cái
- Sóc Bay Úc trong thời gian sinh sản sẽ phát ra mùi
- Nuôi trong không gian nhỏ, chật chội sẽ khiến Sóc Bay Úc bị stress
- Có thể thay đổi, cho ăn kèm thêm một số loại thức ăn như Gián Dubia, bên cạnh món chính là táo
2. Một số bệnh thường gặp khi nuôi Sóc Bay Úc
Trong khi nuôi, có thể bạn sẽ gặp một số tình trạng bệnh như sau, cách chữa trị cũng tương đối đơn giản, chỉ cần kiên nhẫn với các bé!
- Bệnh tiêu chảy => đây là bệnh phổ biến nhất, dễ dẫn đến tử vong. Xem triệu chứng & cách chữa trị TẠI ĐÂY
- Bệnh mất nước
- Kén ăn / bỏ ăn
- Đục thủy tinh thể / tổn thương giác mạc
- Táo bón / nhiễm trùng đường tiểu
- Sóc bị rụng lông
- Thừa cân / béo phì
- Xem thêm: 8 Bệnh Thường Gặp Ở Sóc Bay Úc & Cách Phòng Tránh Các Bệnh Của Sóc 👩⚕️ • YOLO Pet Shop
Cảm ơn bạn đã xem qua các kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng Sóc Bay Úc của YOLO Pet Shop, chúng tôi vẫn sẽ luôn update bài viết theo các kinh nghiệm thực tế, đúc rút từ quá trình chăm dưỡng tại shop. Nếu có thiếu sót, mong các bạn bỏ qua, và để lại bình luận bên dưới giúp shop sửa đổi. Xin cảm ơn!
Mình muốn đến trại của bên bạn để tham khảo mô hình nuôi sóc bay úc có được không ạ?
Ngoài táo thì mình cho sóc ăn thêm gì được ạ?
Bạn cho ăn ngũ cốc (hạt bán ngoài chợ hoặc mua trái tươi) cũng được
Cho ăn kèm thêm gián dubia, dế,.. bổ sung protein
Shop ơi nếu em mua 1 con thì bảo nhiêu ạ
Giá Sóc Bay cập nhật theo từng thời điểm, anh/chị xem thêm ở trang sau để có giá mới nhất nhé ạ: https://yolo.vn/danh-muc/soc-bay-uc/
Tks shop
1 con sóc có cần bạn đời ko ạ
mình nghĩ nên nuôi 1 cặp
sóc vừa có bạn đời, vừa vui
nuôi lâu còn đẻ cho mình sóc cháu 😎
Mình có 1 cặp nhưng k hiểu sao mổi khi sinh xong con chưa mở mắt thì con mẹ sẽ ăn con của nó và những lần sao cũng vậy…
Có 2 nguyên nhân chính:
+ Sóc mẹ bị stress do môi trường, do chăm sóc. Lý do này khá phổ biến.
+ Con con yếu, bị bệnh => hiện tượng này cũng gặp ở mèo, bạn tham khảo thêm ở đây https://yolo.vn/meo-me-an-thit-meo-con/