Sóc Bay Úc có cắn không? Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiền!

Sóc bay Úc vốn là một trong những bé thú cưng có tính tình hiền lành, thông minh và rất thân thiện với người. Nhưng có một số khách hàng của YOLO Pet Shop thắc mắc rằng: Sóc Bay Úc có cắn không? sóc bay có cắn không? Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiền như thế nào? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

soc bay uc rat ngoan va quan chu
Sóc Bay Úc có cắn không? Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiền!

I. Sóc bay Úc tự cắn bản thân – Nguyên nhân và cách khắc phục

a. Nguyên nhân sóc bay Úc tự cắn bản thân

Như chúng ta đã biết sóc bay Úc là loài sống theo đàn chúng đã quen với bạn và đàn của mình. Khi bị tách đàn khi ở độ tuổi đã trưởng thành hoặc môi trường sống khiến các bé stress. Các bé sẽ xảy ra tình trạng tự cắn bản thân.

Khi đến tuổi trưởng thành, tìm bạn tình mà chúng không tìm được đối tượng giao phối. Các bé sóc bay Úc sẽ giải toả bằng cách tự cắn ngón chân hoặc đuôi. Nếu tình trạng này kéo dài chúng có thể tự cắn đứt ngón chân, cào rách bụng…. gây ra tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.

Một số vết thương, bệnh ngoài da cũng khiến các bé sóc bay tự cắn mình như: vết thương đang lên da non, bôi thuốc, rụng lông, nhiễm trùng đường tiểu, viêm tuyến sinh dục, tắc ruột… khiến các bé bị ngứa, đau nên các bé sẽ có xu hướng tự cắn chính mình.

thuan hoa soc bay uc du thanh hien

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác khiến các bé tự cắn mình như: Chuồng hẹp, không được chủ quan tâm, không được chạy nhảy, stress, sợ các vật nuôi khác trong nhà, lạ môi trường và tiếng ồn quanh chuồng quá nhiều.

b. Cách khắc phục sóc bay tự cắn mình

  • Nếu các bé mới bắt về bạn nên chơi, làm quen với các bé thường xuyên để bé nhanh quen với môi trường.
  • Nên nuôi 1 cặp đực và cái để các bé có bạn.
  • Nếu các bé bị bệnh ngoài da hoặc các vấn đề về da bạn nên đeo vòng bảo hộ và thường xuyên chơi với các bé để chúng cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Quan sát kỹ các bé nếu có hiện tượng ăn ít, bỏ ăn, ít chơi đùa, mệt mỏi, ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm. Một số con thường kêu liên tục không ngừng, trở nên hung dữ…Bạn nên cho các bé ở trong một chuồng lớn hơn, tránh tiếng ồn, thường xuyên chơi đùa nhẹ nhàng và tập cho các bé làm quen dần dần với những con khác trong đàn cũng như các bé thú cưng khác.

soc bay uc keu la la binh thuong

II. Sóc Bay Úc có cắn không?

Sóc Bay Úc có cắn không? Sóc bay Úc là một trong những bé thú cưng rất thông minh và quấn chủ. Nhưng trong một số trường hợp sóc bay Úc khiến sóc bay hung dữ nên chúng có thể cắn hoặc cào chủ nhân.

a. Nguyên nhân sóc bay Úc cắn chủ

  • Sóc bay Úc cắn người khi chúng cảm thấy không thoải mái hoặc bị đe doạ. Có thể bạn chơi với với các bé hơi mạnh, bị các thú cưng khác doạ sợ, tiếng quát của bạn làm chúng sợ… Thường thì các bé sóc bay Úc không có răng sắc, nên vết cắn của chúng chỉ giống như bị cào và không chảy máu.
  • Sóc bay Úc cảm dị ứng với những mùi hương lạ. Khi bạn mới chơi với những vật nuôi khác, mới sử dụng sữa tắm, nước hoa, nước rửa tay, sơn móng tay… hoặc một mùi hương lạ khác. Sóc bay Úc thấy không còn mùi hương quen thuộc an toàn, các bé sẽ cắn để phòng vệ.
  • Sóc bay Úc lạ nhà, chưa đủ tin tưởng với bạn. Khi bạn bắt đầu nuôi một bé thú cưng nào bạn phải cho chúng thời gian để làm quen và tin tưởng bạn sóc bay Úc cũng vậy. Khi mới bắt bé về bạn nên chơi đùa thường xuyên với bé để bé thân thiết với bạn nhanh hơn nhé!

b. Khi bị sóc bay Úc cắn nên làm gì?

  • Hàm của sóc bay Úc rất nhỏ nên khi chúng cắn chỉ gây trầy, thỉnh thoảng mới gặp trường hợp chảy máu.
  • Nhưng nếu bị sóc bay Úc cắn bạn có thể thổi mạnh vào mặt nó hoặc tạo một âm thanh lớn khiến các bé giật mình nhả tay bạn ra. Dạy sóc bay không cắn bằng cách này vài lần các bé sẽ biết và không dám cắn nữa.

soc bay uc coc can khong

cach day soc bay uc khong can chu

Dạy sóc bay không cắn cần yêu thương và kiên nhẫn. Đừng hất mạnh hoặc ném bé ra khi bị cắn vì bé cắn cũng không đau lắm, tỉ lệ mắc bệnh dại khi bị sóc bay cắn hầu như ở mức rất thấp nên hãy kiên nhẫn và yêu thương các bé nhé!

III. Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiền

Sóc bay Úc có cắn không? sóc bay cắn có đau không và làm sao dạy sóc bay không cắn chủ?

a. Cách dạy sóc không cắn chủ

Bước 1: Làm quen với sóc. Không nên để nhiều đồ chơi trong lồng của bé. Như thế bé chỉ để ý đến đồ chơi mà không chơi, giữ khoảng cách và không làm quen với bạn.

Bước 2: để sóc bay Úc quen mùi:

  • Lót một chiếc áo cũ có thấm mồ hôi và mùi cơ thể của bạn vào tổ của bé, như vậy bé sẽ quen mùi hương của bạn.
  • Đặt thức ăn trên tay mỗi lần cho bé ăn, hoặc chấm mật bằng ngón tay để cho bé ăn, như vậy bé sẽ nhanh chóng quen mùi của bạn hơn.

Bước 3: Thường xuyên chơi đùa với bé, vuốt ve nhẹ nhàng với sóc bay Úc. Tránh la, hét, chửi như vậy sẽ khiến bé sợ và xa lánh bạn hơn.

  • Lưu ý: Khi chơi đùa tuyệt đối không sờ hoặc cho ngón tay vào túi của Sugar Glider sẽ khiến bé cảm thấy nguy hiểm và khè lại bạn.

ky thuat day soc bay uc khong can

Bước 4: Các bé sóc bay Úc rất thích chơi đùa, nên chuồng của các bé cần có không gian và có cây để Sugar Glider có thể duy chuyển qua lại. Nên đặt chuồng tránh xa ti vi, tiếng ồn lớn, chó mèo, va đập lớn… sẽ khiến bé stress và khó thuần hoá hơn.

Sóc bay Úc rát thông minh và quấn chủ. Nhưng khi huấn luyện bạn hãy khiên trì và dành tình cảm cho bé thì bé sẽ đáp lại tình cảm của bạn.

b. Cách chơi đùa với sóc bay Úc

  • Sóc bay có thể nhận ra tên của mình, đặt cho bé 1 cái tên dễ thương và thường xuyên gọi để vuốt ve và cho ăn các bé sẽ nhớ đó là gọi bé.
  • Dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt ve, có thể nói chuyện với bé để tăng tình cảm.
  • Cho bé ăn vào 1 thời gian cố định để bé quen giờ giấc. Bạn có thể để thức ăn trên tay và kêu tên bé. Sóc bay sẽ nhảy lên tay bạn để ăn, rất đáng yêu.
  • Khi sóc bay Úc đã quen với bạn, bạn có thể cho bé làm quen với không gian, các thành viên và các bé thú cưng khác trong nhà.
  • Vì bé là loài bay lượn được, nên bé cần bộ móng  nhọn để bám vào cây, bạn nên dũa nhẹ cho móng của Sugar Glider cho bớt nhọn để tránh bị trầy khi chơi đùa với bé.

IV. Nhưng lưu ý khi nuôi sóc bay Úc

soc bay uc co tinh lanh
Để sóc hiền lành, quấn chủ, ngoài chơi bạn cũng cần để ý các ghi chú dưới đây
  • Ngoài trái cây bạn nên cho sóc bay Úc ăn thêm chất đạm, rau củ, canxi và protein để các bé phát triển khoẻ mạnh nhất.
  • Tuyệt đối không cho sóc bay Úc ăn thịt sống, tỏi, các món làm từ tỏi, socola, trà xanh, cà phê, cacao, sữa tươi, các sản phẩm từ sữa tươi, phô mai… Như vậy sẽ khiến sóc bay Úc dễ bị tiêu chảy. 
  • Hạn chế đưa tay lên mặt Sugar Glider như vậy sẽ khiến bé phòng thủ và hiếu chiến hơn.
  • Không đánh, búng, chửi… như vậy sẽ khiến sóc bay Úc sợ, stress càng khó huấn luyện hơn.
  • Nên hạn chế để nước trong chuồng, bé uống quá nhiều nước sẽ bị biếng ăn.
  • Nên cho bé ăn trên tay thay vì để vào khay, như vậy bé sẽ quấn bạn hơn.

Chúng ta đã cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi Sóc Bay Úc có cắn không? Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiền! Sóc bay Úc là một trong những bé thú cưng rất dễ thương. Vì thế hãy yêu thương và kiên nhẫn với các bé thì các bé sẽ yêu thương và quấn bạn.

Tham khảo: Địa chỉ mua sóc bay Úc chất lượng tại tp HCM

3 những suy nghĩ trên “Sóc Bay Úc có cắn không? Cách dạy sóc không cắn chủ, dữ thành hiền!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *